logo

Looking for

it will take a couple of seconds

Vài nét khái quát về “đảo ngọc” Phú Quốc

Vài nét khái quát về “đảo ngọc” Phú Quốc

“Đảo ngọc” Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong quần thể 22 hòn đảo ở Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang (phía tây nam Việt Nam). Đây được coi là trung tâm du lịch sinh thái và giao thương tầm cỡ khu vực và quốc tế, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Đảo Phú Quốc có diện tích 567 km² (56.700 ha), dài 49 km. Đảo có 99 ngọn đồi, núi và một eo biển phía nam có độ sâu khoảng 60 mét. Còn lại các vùng ven đảo có độ sâu chưa tới 10 mét.

Được một người Hoa tên là Mạc Cửu tìm ra vào năm 1671. Sau khi trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, đảo Phú Quốc hiện nay đã trở thành một vùng đất phồn vinh do nhiều yếu tố thuận lợi mang lại.

Đến đảo Phú Quốc, du khách có thể tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng dưới đây:

Mũi Gành Dầu: Nằm ở xã Gành Dầu, huyện đảo Phú Quốc (phía tây bắc của đảo), mũi Gành Dầu có vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, bãi tắm hình cánh cung trải dài 500 mét. Điều đặc biệt là đến đây, du khách có thể nhìn thấy hải giới của Campuchia.

Mũi Dinh Cậu: Là một gành đá tự nhiên có hình thù kỳ lạ, mũi Dinh Cậu có nhiều bãi đã nhấp nhô. Trên đỉnh của núi đá cao nhất có một ngôi miếu cổ kính, xung quanh có cây cổ thụ tuổi hơn thế kỷ xòe rộng, xanh cả bốn mùa. Nhiều du khách chọn đến thị trấn Đông Dương để ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, tuyệt đẹp.

Hòn Thơm: Nằm ở khu vực phía bắc của đảo Phú Quốc, du khách có thể đến Hòn Thơm để tham quan làng câu cá mực, các khu nuôi trồng thủy sản và ngọc trai. Đặc biệt là thử trải nghiệm lặn san hô dưới đáy biển.

Suối Tranh: Thuộc dãy Hàm Ninh phía đông bắc của đảo Phú Quốc, suối Tranh thu hút du khách đến tham quan và cắm trại, dã ngoại bởi vẻ đẹp hoang sơ, đẹp như tranh vẻ.

Bãi Dài: Từng được BBC bầu chọn là một trong 10 bãi biển hoang sơ đẹp nhất thế giới, bãi Dài nằm ở phía tây bắc đảo Phú Quốc có chiều dài 1500 mét. Dọc theo bờ cát trắng trải dài là hàng dương xanh cao vút, mọc theo hàng thẳng tắp.

Quần đảo An Thới: Gồm 15 đảo lớn nhỏ chạy dài theo hướng tây nam, quần đảo An Thới có nước biển trong vắt và có nơi sâu gần 30 mét. Đến đây du khách có thể tham gia các hoạt động như tắm biển, ngắm cảnh, câu cá, câu mực, bơi và lặn biển…

Một số địa danh lịch sử ở đảo Phú Quốc dưới đây, du khách có thể ghé qua:

Nhà tù Phú Quốc: Là địa danh lịch sử đáng sợ và cũng là đáng xem nhất ở Phú Quốc, nhà lao Cây Dứa (nhà tù Phú Quốc) được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Đây là nơi giam giữ hơn 32.000 tù binh, giết chết 4000 người và hàng chục nghìn người bị tàn phế, thương tật suốt đời. Hiện nay, nhà tù Phú Quốc đã phục dựng các mô hình phỏng lại tội ác chiến tranh khủng khiếp của quân địch đối với các chiến sĩ cách mạng. Du khách đến đây có thể chứng kiến những hình phạt tra tấn dã man đối với những tù nhân không may bị đầy ải đến “địa ngục trần gian” này.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực: Cách thị trấn Đông Dương 25 km đi theo hướng Ghềnh Dầu, đền thờ Nguyễn Trung Trực được nhân dân địa phương lập lên để nhớ ơn vị anh hùng có công với đất nước, dân tộc. Hàng năm vào ngày 28/8 âm lịch là ngày lễ giỗ ông.

Bảo tàng Cội Nguồn: Là nơi lưu giữ hơn 3.000 cổ vật, trong đó có 300 bộ thư mục quý về đảo Phú Quốc bằng chữ Hán, Việt, Anh, Pháp. Đây còn là nơi trưng bày mỹ nghệ gỗ lũa, mỹ nghệ ốc biển, quà lưu niệm, ngọc trai, nhà sàn truyền thống… nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Đông Dương, huyện Phú Quốc.

Nhà thùng sản xuất nước mắn: Thương hiệu nước mắm Phú Quốc nổi tiếng trong nước và quốc tế bởi hương vị đậm đà, thơm ngon, đặc trưng. Khi đến Phú Quốc, du khách sẽ có cơ hội tham quan khu sản xuất trực tiếp nước mắm ở đây với hơn 100 nhà thùng hoạt động, hàng năm cung cấp cho thị trường hàng trăm nghìn lít nước mắm thành phẩm truyền thống với tuổi đời 100 năm của các làng nghề.

Làng chài cổ Hàm Ninh: Nằm trên bờ biển phía đông đảo Phú Quốc, cách thị trấn Đông Dương 20 km về hướng đông bắc, làng chài cổ Hàm Ninh hiện nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với nhà tranh vách tre tạm bợ. Nghề chính ở làng chài này của người dân vẫn là lặn ngọc trai, bắt hải sâm, giăng lưới ghẹ. Đây là địa điểm lý tưởng để ngắm bình minh và tận hương dư vị bình yên của cuộc sống.