Bạn biết gì về Lăng Tự Đức?
Lăng vua Tự Đức được xây dựng trên núi Dương Xuân, tại làng Dương Xuân Thượng, cách Huế 8km giữa một rừng thông bát ngát.
Tự Đức đã cho dựng lăng từ ngày vua còn trị vì và đặt cho nó hai tên Khiêm Lăng (lăng mộ khiêm tốn) và Vạn niên cơ (cái nền tồn tại mãi).
Bao quanh lăng cũng là tường thành xây bằng gạch. Cửa vào lăng có tên là Vụ khiêm môn, mở ra một trục đứng chạy quanh co xuyên qua lăng.
Thoạt đầu ta gặp bên phải đường là hồ Lưu Khiêm giữa hồ có khâm Khiêm đảo, ven hồ có hai nhà thủy tạ Dũ khiêm tạ- nơi vua hóng gió và Xung khiếm tạ- nơi vua đọc sách, câu cá. Bên trái của đường vào, đối diện với Dũ Khiêm tạ, có Khiêm cung môm-cửa tam quan dẫn vào điện Hòa Khiêm thờ Tự Đức và hoàng hậu. Đằng sau điện là nhà hát – Ninh Khiêm đường nơi vua thường đến đây dự các buổi ca kịch. Sau điện hòa Khiêm còn có điện Lương Khiêm thỏ mẹ Tự Đức. Từ điện Hòa Khiêm, ta ra trục chính đi trên đường rợp bóng cây xanh sẽ đến sân chầu và nhà bia đồ sộ. Trong nhà bia dựng tấm bia lớn cao tới 4m rộng 2m55 trên đó khắc ghi bài Khiêm cung ký do chính Tự Đức viết ra để tự thanh minh với hậu thế về cuộc đời phức tạp của ông ta.
Hai bên nhà bia còn dựng thêm hai trụ biểu cao ngất. Sau nhà bia là hồ bán nguyệt với tên gọi Tiểu Khiêm từ. Điểm tận cùng của lăng là Huyền cung – nơi để mộ giả của Tự Đức.
Lăng Tự Đức ở Huế là một thắng cảnh, một công trình văn và còn là một di tích lịch sử. Năm 1866 do việc xây lăng vô cùng gian khổ, nhưng người thợ lao dịch cực kì nặng nhọc đã vùng dậy khởi nghĩa dưới ngọn cờ của Đoàn Trưng, suýt lật đổ được ngai vàng Tự Đức.
Ở Huế nay vẫn còn truyền tụng câu ca về nỗi thống khổ của việc xây lăng Tự Đức:
Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính hào đào máu dân.
Thông tin du lịch của lăng Tự Đức:
– Giờ mở cửa: 6h30 đến 17h30 mùa hè, từ 7h-17h mùa đông
– Giá vé thăm quan: 75.000 đồng/người/điểm/lượt