logo

Looking for

it will take a couple of seconds

Lễ hội  ở  Việt Nam

Lễ hội  ở  Việt Nam

Lễ hội là một phần không thể thiếu của hóa Việt Nam. Lễ hội là dịp để đất trời và con người được cùng giao hoà, là dịp tế lễ các vị thần linh, cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, là dịp tưởng nhớ đến các anh hùng dân tộc, các vị thành hoàng làng đã có công dựng làng, lập ấp, dạy nghề mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho dân làng. Đây cũng là dịp diễn ra các sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc, thể hiện đầy đủ những phong tục tập quán của người dânViệt Nam. Cũng là dịp để  gặp gỡ đôi lứa, những trai tài gái sắc cùng tham gia các trò chơi, thi thố tài năng như thi thư pháp, thi kéo co, đấu vật, nấu cơm, làm bánh…

Thời gian mở hội

Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân.. Đó là khoảng thời gian thuận lợi nhất để tổ chức lễ hội. Mùa xuân là lúc nông nhàn, khi ấy đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan.,
Một số lễ hội tiêu biểu như : Hội đền Trần Nam Định, Hội bà Chúa xứ, Hội Đền Gióng(Hà Nội), Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn ( Hà Giang), Hội Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương), Lễ Hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn( Hải Phòng)…
Những nét đặc trưng của Lễ hội

Tính linh thiêng
Tính thiêng là nguồn gốc sâu xa của mọi lễ hội ở Việt Nam. Người ta tổ chức lễ hội để tưởng nhớ tới những người đã được nhân dân suy tôn làm thần thánh để trấn giữ, cai quản vùng đất đó. Họ có thể là một vị anh hùng, một người phụ nữ, hoặc những người có tài đức nổi bật hơn người…  Tính linh thiêng của lễ hội được thể hiện trong những nghi thức cúng bái, đón rước, trở thành một phần quan trọng của lễ hội, và nó cũng tạo ra một sức hút huyền bí đối với những du khách tham gia.
Tính địa phương
Mỗi vùng miền có một nét văn hóa , phong tục, tập quán khác nhau. Chính đặc điểm này đã tạo nên sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ trong hàng nghìn lễ hội ở Việt Nam.

Tính “cộng đồng”

Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước.
Tính cung đình
Tính cung đình biểu đạt được sự tôn vinh của cộng đồng với thần linh và ước vọng được thần linh che chở, phù hộ độ trì.
Hầu hết các nhân vật được nhân dân thờ phụng đều có xuất thân từ triều đình, có dòng dõi vua quan. Bởi vậy nên những nghi thức như tế, lễ, rước đều mô phỏng phong cách sinh hoạt của triều đình ngày xưa.